Quế Lâm, Tháng 3, 2018

Trung Quốc

Một bữa tiệc no mắt được bày trước người du khách khi anh ta đi qua khu vực địa chất đa dạng này của Trung Quốc.

Ruộng bậc thang Long Thắng

Cách mà loài người biến đồi núi thành đất trồng trọt là một minh chứng tuyệt vời cho sự kết hợp hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên và công trình nhân tạo.

Sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu (广州白云国际机场) và tốn kha khá công sức chỉ để bắt một chuyến taxi sáng sớm tới nhà ga Nam Quảng Châu (广州南站), mất thêm 2 tiếng rưỡi nữa để bọn mình đi tàu siêu tốc đến Dương Sóc, trải nghiệm đi tàu thì thoải mái y như mong đợi, nhưng bọn mình đã quá mệt và đói sau chuyến bay đêm nên đã ngủ gần hết thời gian. Cho đến khi bọn mình được thấy những ngọn núi độc đáo xứ Quảng Tây qua ô cửa kính, bọn mình mới biết là tàu đã đến Dương Sóc rồi.

Hành trình trên dòng Li Giang

Dương Sóc (阳朔) là một huyện của Quế Lâm. Lúc đến nhà ga, bọn mình có thể trông thấy những đỉnh núi gần ngay trước mặt, trông chúng rất chi là… thân thiện, lùn lùn.

Đã đến Dương Sóc
Đã đến Dương Sóc

Mốc đầu tiên trong lịch trình bận rộn đó chính là đi thuyền dọc dòng Li Giang (漓江). Thời tiết không thuận lợi lắm, có mây vào giữa trưa, tuy vậy bọn mình vẫn có thể ngắm được khung cảnh ngoạn mục hai bên bờ. Có một thông lệ đặc biệt là du khách sẽ ghé Quan Cảnh Đài (观景台) gần Hưng Bình để chụp phong cảnh được hình họa trên tờ 20 Tệ.

Cảnh nền trên tờ 20 Tệ

Cảnh nền trên tờ 20 Tệ

Dáng hình của núi

Dáng hình của núi

Trên sông Li

Trên sông Li

Mình đoán một chuyến chèo thuyền lúc hoàng hôn sẽ hấp dẫn hơn, hoặc nếu có nhiều nắng hơn cũng tốt. Thuyền bơi càng xa hơn trên sông, phong cảnh càng trông điên rồ, thật tiếc khi đó không là tại thời điểm vàng.

Toàn cảnh Li Giang

Thị trấn Hưng Bình

Sau khi trở về cầu tàu, chúng mình tản bộ quanh Hưng Bình (兴坪) cổ trấn và ăn bữa trưa đầu tiên ở Trung Quốc. Thị trấn vẫn còn giữ nét cổ kính với những con đường xưa cũ, những bức tường đá, cánh cổng gỗ và đèn lồng treo cao, và các dịch vụ du lịch nhộn nhịp đi kèm.

Thị trấn Hưng Bình Thị trấn Hưng Bình
Thị trấn Hưng Bình
Thị trấn Hưng Bình

…lại lên đường

Chúng mình tiếp tục đạp xe dọc thung lũng Li Giang, và nhờ việc kiểm soát tốc độ của riêng nhóm, mình mới có thể dừng chân và trầm trồ không lỡ mất cảnh đẹp nào. Hành trình này phần lớn không tốn sức mấy, nhưng đôi khi có chút thử thách khi phải đi qua những con lộ một làn xe cắt ngang các vườn cây trái.

Đạp xe dọc thung lũng Li Giang
Đạp xe dọc thung lũng Li Giang Đạp xe dọc thung lũng Li Giang
Đạp xe dọc thung lũng Li Giang

…và những chiếc bè tre mà bọn mình sẽ lên ngồi vào hôm sau, trên sông Ngộ Long (遇龙河).

Bè tre trên sông Ngộ Long
Bè tre trên sông Ngộ Long
Dòng sông tĩnh lặng Dòng sông tĩnh lặng
Dòng sông tĩnh lặng
Toàn cảnh Ngộ Long

Chặng đường về thì dễ dàng hơn khi đi qua những cung đường trải nhựa với hai bên xung quanh là khung cảnh núi non. Vì quá hút mắt nên mình phải dừng lại nhiều lần để chụp ảnh và bị bạn bè bỏ xa một quãng.

Uốn lượn qua thung lũng Uốn lượn qua thung lũng
Uốn lượn qua thung lũng
Về phía chân trời
Cảm thấy thật nhỏ bé so với thiên nhiên

Hang động

Sau khi đã đi hết một vòng rồi, bọn mình trở lại xe du lịch và khởi hành đến động Sáo Sậy - Lô Địch Nham (芦笛岩), nhưng mình thì lại không phải là fan của những hang động màu mè nhân tạo lắm. Động này được đặt tên theo những cây sậy mọc ở ngoài, chúng được dùng để làm sáo. Hang động này có dấu vết của người tiền sử nhưng mãi đến năm 1940 mới được khám phá lần nữa bởi một toán quân đội Nhật.

Động Sáo Sậy Động Sáo Sậy
Động Sáo Sậy

Sau đó bọn mình đi tới Buổi trình diễn Ấn tượng cô gái họ Lưu - Ấn Tượng Lưu Tam Thư (印象刘三姐), đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu, đây là hoạt động cuối cùng của một ngày đi chơi kín lịch. Buổi diễn được thể hiện trên một sân khấu tự nhiên lớn nhất thế giới, tận dụng sông Li làm sàn diễn, còn những đồi núi phía sau là phông nền. Hiệu ứng âm vang có được nhờ sự sắp đặt tự nhiên này, kết hợp cùng ánh sáng và âm nhạc được dàn dựng tỉ mỉ.

Buổi trình diễn Ấn tượng cô gái họ Lưu Buổi trình diễn Ấn tượng cô gái họ Lưu
Buổi trình diễn Ấn tượng cô gái họ Lưu

Ngày thứ hai

Đi bè tre

Sau khi đã nghỉ ngơi khỏe khoắn, bọn mình sẵn sàng cho chuyến đi bè tre trên sông Ngộ Long vào sáng ngày thứ hai. So với sông Li, sông Ngộ Long trông giống như một dòng suối vì nó chỉ là phụ lưu nhỏ thôi. Dòng nước khá tĩnh và trong xanh, không có thuyền máy, ẩn trong trời sương mù lại càng duyên hơn.

Đi bè tre trên sông Ngộ Long Đi bè tre trên sông Ngộ Long
Đi bè tre trên sông Ngộ Long
Đi bè tre trên sông Ngộ Long

Đi leo đồi

Địa điểm nổi bật nhất trên hành trình Quế Lâm đó chính là những ngọn đồi nếu thời tiết không bị sương mù, thứ sương mù của mùa xuân. Theo lịch trình, bọn mình sẽ leo đồi Tướng Công (相公山) và đồi Thúy Bình / Ngũ Chỉ (翠屏山/五指山). Thời điểm tốt nhất cho người đam mê nhiếp ảnh canh chụp sẽ là bình minh đối với đồi Tướng Công và hoàng hôn đối với đồi Thúy Bình, từ tháng 5 đến tháng 10. Bọn mình không có được cơ hội đó do đi theo tour, nhưng cũng đáng để tới lại lắm chứ.

Nhìn xuống toàn cảnh Li Giang
Nhìn xuống toàn cảnh Li Giang
Làng mạc thu nhỏ Làng mạc thu nhỏ
Làng mạc thu nhỏ
Một bức tranh thủy mặc
Một bức tranh thủy mặc
Toàn cảnh nhìn từ đồi Tướng Công

Vùng nội ô Quế Lâm

Một buổi sáng ẩm ướt ở Quế Lâm

Phần này sẽ được dành riêng cho khu vực nội ô (các quận), nơi bọn mình đặt khách sạn. Vùng nội thành nổi tiếng với những Nhật Nguyệt Song Tháp (日月双塔), đồi Tượng Tì (象鼻山) - biểu tượng của thành phố, chúng nằm quanh khu thắng cảnh Lưỡng Giang Tứ Hồ (桂林市两江四湖景区). Nơi lý tưởng nhất để thấy được hết các điểm trên khi chụp hình cũng như đi dạo là tại Công viên văn hóa Nhật Nguyệt Song Tháp (日月双塔文化公园) nằm trên hồ Sam (杉湖).

Công viên văn hóa Nhật Nguyệt Song Tháp

Công viên văn hóa Nhật Nguyệt Song Tháp

Nhật Nguyệt Song Tháp

Nhật Nguyệt Song Tháp

Tựa hồ một con voi đang uống nước, phần đáng chú ý nhất của đồi Tượng Tì là vòm đá được biết với cái tên Thủy Nguyệt Động (水月洞), ở đó bạn có thể tìm thấy những bài thơ từ đời Tống và đời Đường được khắc trên vách đá.

Đồi Tượng Tì
Đồi Tượng Tì

Thời tiết thật ẩm thấp, do vậy mà ảnh cũng có cái cảm giác buồn buồn, và đây thêm vài tấm chụp về dù nữa nè.

Phong vị buồn Phong vị buồn

Bọn mình đi lạc về một con đường không biết tên - đúng phong cách Trung Hoa - với những chiếc đèn lồng ấm áp treo cao bù trừ cho những bức tường đá lạnh lẽo.

Đi trong mưa
Đi trong mưa

…và có gì đó thiếu thiếu nếu không có một bức ảnh chụp mái ngói Trung Hoa:

Mái ngói Trung Hoa

Sau khi ăn bữa tối bình thường ở Quế Lâm, với món mì gạo Quế Lâm là món chính, bọn mình trở về để đi dạo đêm lần cuối. Quả là thời điểm lý tưởng để chụp phơi sáng những tòa tháp lộng lẫy kia.

Hồ Sam
Hồ Sam

Đã là kết thúc chuyến tham quan thành phố Quế Lâm trước khi bọn mình đi tới ruộng bậc thang Long Thắng và tiếp là Hồ Nam. Để kết với một nốt thăng nào:

Một bức ảnh đầy chất phim chụp Quế Lâm

Ruộng bậc thang Long Thắng

Ruộng bậc thang Long Thắng (龙胜梯田 - chiến thắng của rồng), còn được gọi là Ruộng bậc thang Long Tích (龙脊梯田 - xương sống của rồng), nằm ở huyện tự trị các dân tộc Long Thắng (龙胜各族自治县), về phía tây bắc Quế Lâm và giáp với tỉnh Hồ Nam. Bọn mình ghé thăm nơi này trong hành trình tới Phượng Hoàng.

Xứng danh như các cao tốc ở Trung Quốc, trải nghiệm khi xe băng qua vùng núi Trung Quốc thật tuyệt hảo, kể cả dịch vụ ở những trạm dừng chân. Mình phải nói điều này vì khu vệ sinh ở các nhà ga xe lửa thì lại hoàn toàn đối lập - mất vệ sinh khủng khiếp.

Đường tới Long Thắng Đường tới Long Thắng
Đường tới Long Thắng
Đường tới Long Thắng

Sự kết hợp của những căn nhà rực rỡ bên cạnh những đường cong mềm mại của ruộng bậc thang đã tạo nên một tác phẩm thị giác đầy cuốn hút, dù lúc đó đang giữa trưa. Bọn mình đã có một khoảng thời gian vui vẻ đi qua những cánh đồng mà không làm phiền hoạt động của những người nông dân.

Hai khía cạnh, một khung cảnh Hai khía cạnh, một khung cảnh
Hai khía cạnh, một khung cảnh

Ruộng bậc thang đích thị là một bản đồ địa hình ngoài đời thực, hơn nữa chúng giống như tác phẩm điêu khắc 3D nghệ thuật vậy.

Ruộng bậc thang Long Thắng Ruộng bậc thang Long Thắng
Ruộng bậc thang Long Thắng
Ruộng bậc thang Long Thắng

Bọn mình còn có cơ hội thăm một ngôi làng dân tộc thiểu số nằm bên thung lũng. Các ngôi nhà ở đây được dựng lên hoàn toàn bằng gỗ và hòa mình trong màu xanh núi rừng. Người bản địa trông có vẻ không bị phiền hà bởi sự có mặt của du khách lạ, họ vẫn tiếp tục vui vẻ với công việc thêu thùa tỉ mỉ của mình.

Một nhóm người địa phương

Một nhóm người địa phương

Ủy ban Đảng Cộng Sản

Ủy ban Đảng Cộng Sản

Thêu thùa rực rỡ
Thêu thùa rực rỡ

Đã đến giờ phải chia tay Quế Lâm và xin cảm ơn vì bữa tiệc thịnh soạn đầy những khám phá mới mẻ về văn hóa và thiên nhiên này.

Tạm biệt Quế Lâm

Bình luận

Đi tới Album Flickr

Bài viết này là một phần của series Trung Quốc.

Viết vào tháng 1 năm 2022 © Zuyet Awarmatik.

Về chiếc page này

Zuyet Awarmatrip là một định danh phụ trợ trong hệ sinh thái cá nhân của Zuyet Awarmatik, chuyên về mảng du lịch và nhiếp ảnh.

Mình là một người Việt, tự đặt biệt danh là một Đông-ba-lô ung dung tự tại, bên cạnh nghề chính là một kỹ sư phần mềm mảng UX. Không phải là một freelancer hay người du mục thời kỹ thuật số, trang web này chỉ để lưu lại những gì mình đã trải qua thay vì để chúng chìm vào quên lãng. Đồng thời mình cũng mong những chiếc ảnh sẽ mô tả được sự đa sắc của thế giới trần tục này.

Theo dõi mình trên
Ngôn ngữ khả dụng
EnglishTiếng Việt

Đã 4 năm từ chuyến đi này, và giờ trong lúc nghe mình khá ngạc nhiên khi thấy bài hát vẫn bắt tai như xưa, với giai điệu và nội dung hợp thời.